Gout là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị bệnh gout

Gout là gì
Gout là một trong những bệnh liên quan đến xương khớp khá phổ biến hiện nay. Căn bệnh này gây ra những cơn đau dữ dội, thậm chí còn khiến người bệnh không thể di chuyển đương. Hơn thế, gout có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Để hiểu rõ gout là gì, hãy cùng healthsystemcrisisresponse.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

I. Bệnh gout là gì?

Gout là gì
Gout là căn bệnh viêm khớp khá phổ biến hiện nay
Gout hay còn được gọi là thống phong, đây là dạng viêm khớp sưng đỏ và khiến người bệnh đau dữ dội ở một vài vị trí khớp của cơ thể nhất là ở ngón chân cái, cổ tay, mắt cá chân…
Căn bệnh viêm khớp này liên quan đến quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Bên cạnh đó, gout còn có khả năng tái phát cao, nhất là khi thời tiết không thuận lợi. Vì thế, việc nhận biết bệnh gout sớm là điều rất quan trọng để giúp quá trình điều trị được triệt để hơn.
Theo kết quả một vài nghiên cứu, tỷ lệ nam giới mắc gout cao hơn so với nữ giới, nhất là độ tuổi 30 đến 60. Tuy nhiên, do đời sống ngày càng phát triển nên thói quen ăn uống không khoa học đã dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh gout ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa.

II. Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Bệnh gout được gây ra bởi sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Theo đó, axit uric được sản xuất trong cơ thể, cụ thể là do quá trình phân hủy sinh lý purin – hợp chất này có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt gai cầm, hải sản…
Thông thường, axit uric sẽ được hòa toàn trong máu và đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Nếu cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric thì nó sẽ được tích tụ và hình thành các tinh thể, từ đó gây ra tình trạng viêm khớp, đau nhức ở các mô xung quanh.

Gout
Di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gout
Ngoài ra, cùng còn một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Vậy, những nguyên nhân gây ra bệnh gout là gì, đó là:
  • Tuổi tác, giới tính: Theo kết quả một số nghiên cứu, nam giới dễ mắc gout hơn so với nữ giới, bởi cơ thể sản xuất nhiều axit uric hơn. Tuy nhiên, phụ nữ sau khi mãn kinh thì nguy cơ mắc cũng cơ hơn bởi mức axit uric gần bằng với nam giới.
  • Di truyền: Nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh gout thì nguy cơ mắc căn bệnh này ở bạn cũng cao hơn.
  • Lối sống không lành mạnh: Uống nhiều rượu bia cũng khiến quá trình đào thải axit uric bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều purin cũng khiến axit uric trong cơ thể tăng cao.
  • Những vấn đề sức khỏe khác: Suy thận hay những vấn đề về thận khác có thể làm giảm khả năng loại bỏ những độc tố ra khỏi cơ thể, vì thế mà nồng độ axit uric cũng tăng cao. Tiểu đường, huyết áp cao… cũng là một trong những tình trạng liên quan đến bệnh gout.

III. Dấu hiệu nhận biết bệnh gout

Với những dấu hiệu nhận biết bệnh gout dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện và điều trị sớm, hiệu quả:
  • Những cơn đau tại các khớp dữ dội, nhất là vào ban đêm.
  • Tại các khớp có biểu hiện sưng đỏ, nóng khớp và khi chạm vào sẽ cảm thấy đau.
  • Những cơn đau khớp do gout gây ra thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày sau đó sẽ giảm dần. Khi hết cơn đau thì khớp sẽ hoạt động bình thường trở lại.
  • Do các cơn đau khớp mà người bệnh sẽ bị hạn chế vận động.
Khi quan sát thấy cơ thể có những dấu hiệu trên đây, bạn hãy đến bệnh viện để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm như chụp X-quang, kiểm tra dịch lỏng trong khớp, xét nghiệm máu… để có được kết quả chính xác nhất.

IV. Biến chứng nguy hiểm do gout gây ra

Gout
Gout gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
Nếu người bệnh chủ quan không đi khám sớm thì sẽ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout như:
  • Bệnh tái phát nhiều lần: sau khi được chữa trị khỏi, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát bệnh gout, thậm chí còn đau hơn trước đó. Vì thế, nếu như bệnh không được điều trị sớm sẽ có khả năng phá hủy khớp của người bệnh.
  • Sỏi thận: nếu tích trữ quá nhiều urat trong cơ thể thì khiến thận người bệnh bị tổn hại, chúng được tích trữ tại thân và tạo ra sỏi thận.
  • Bệnh gout tạo ra các cục tophi bên trong khớp: do bệnh chưa được điều trị dứt điểm nên những hạt tophi có thể xuất hiện ở khuỷu tai, sụn vành tai, ngón chân… khiến khớp bị cứng, sưng và biến dạng.

V. Phương pháp điều trị bệnh gout

Phần lớn những người bị gout đều dùng thuốc để điều trị. Thuốc trị gout sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa những đợt bùng phát, giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng.
Một số loại thuốc điều trị gout là gì, đó là thuốc chống viêm không steroid; Colchicine và Corticosteroid. Những loại thuốc này đều có tác dụng là giảm viêm và đau nhức khớp ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi bệnh gout và thường sử dụng bằng đường uống.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm sản xuất axit uric trong cơ thể hoặc cải thiện chức năng của thận để loại bỏ nồng độ axit uric ra khỏi cơ thể.

VI. Cách phòng ngừa bệnh gout

Gout
Lối sống khoa học, tập thể dục thường xuyên là phương pháp phòng tránh bệnh gout hiệu quả
Trong giai đoạn không nhận thấy triệu chứng của bệnh gout, bạn hãy giữ cho mình thói quen sống lành mạnh để chống lại căn bệnh này trong tương lai:
  • Nên uống nhiều nước, hạn chế đồ ngọt, đặc biệt là những đồ uống có hàm lượng fructose cao.
  • Bổ sung protein từ những sản phẩm sữa ít béo. Các sản phẩm sữa ít béo sẽ giúp bạn tránh nguy cơ mắc bệnh gout, bởi đây là một trong những nguồn cung cấp protein tốt nhất.
  • Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, thịt gia cầm.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Giảm cân có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng phương pháp nhịn ăn hoặc giảm cân cấp tốc, bởi điều này có thể khiến nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao.
  • Lối sống lành mạnh: Bạn nên tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Đồng thời, nên chủ động khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Nhìn chung, gout là căn bệnh nguy hiểm và có thể gây tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên, hiểu được gout là gì cũng như cách điều trị căn bệnh này sẽ giúp bạn phòng ngừa, hạn chế được những biến chứng của bệnh một cách hiệu quả nhất.
·