Luật bosman là gì? Những bản hợp đồng thành công nhờ bosman

luật bosman
Trong bóng đá, lợi ích của cầu thủ cũng như đội bóng luôn là điều khó có thể đi cùng nhua. Bóng đá càng phát triển thì càng có nhiều luật đưa ra để đảm bảo tính công bằng cho cả 2 bên, điển hình là luật bosman. Vậy luật này là gì, có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng healthsystemcrisisresponse.com tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây nhé.

I. Luật bosman là gì?

luật bosman
Quy định Bosman ra đời năm 1995
Luật bosman hay còn được gọi là phán quyết bosman, đây là một đạo luật trong bóng đá ra đời năm 1995. Luật này quy định cầu thủ có quyền tự do rời khỏi câu lạc bộ sở hữu sau khi hết hạn hợp đồng.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà quy định bosman tồn tại cho đến ngày nay, bởi nó gắn liền với tên tuổi của cầu thủ Jean-Marc Bosman, người Bỉ. Cũng nhờ ông đứng lên đấu tranh, tốn đến 5 năm và mất cả sự nghiệp thi đấu trên sân cỏ nhưng đã giúp được các cầu thủ sau được hưởng lợi lớn.

II. Cha đẻ của quy định Bosman là ai?

Jean-Marc Bosman
Jean-Marc Bosman là che đẻ của quy định Bosman
Tháng 6 năm 1990, khi CLB Liege của Bỉ đang gặp khó khăn về tài chính và đã đề nghị Jean-Marc Bosman một bản hợp đồng mới với mức lương giảm 75%. Khi đó, cầu thủ người Bỉ đã từ chối và chấp nhận gia nhập một đội bóng khác ở Pháp.
Tuy nhiên, CLB Lige không cho phép Bosman đến câu lạc Pháp, bởi cầu thủ này không có chốn nương thân. Do lý do này, đến tháng 8 năm 1990, Bosman đã chính thức khởi kiện đội bóng cũ. Đến tháng 12 năm 1995, tòa án Châu Âu đã tuyên Bosman thắng kiện.
Ở tuổi 51, Jean-Marc Bosman – cầu thủ đã làm cho cả làng túc cầu thế giới phải chao đảo bây giờ đã có 1 gia đình với 3 người con. Thế nhưng, vụ kiện đình đám năm nào đã khiến cho cầu thủ này gần như tán gia bại sản. Bosman nhận được số 800.000 Euro từ vụ kiện, thế nhưng ông lại mất đi sự nghiệp quần đùi áo số và khiến người vợ đầu tiên rơi vào trầm cảm.
Cùng may mà Jean-Marc Bosman đã vượt qua được sóng gió, và giờ đây dù không phải ai cũng biết Bosman là ai nhưng ông vẫn tự hào về những gì mà mình đã làm được.

III. Những ưu điểm, hạn chế của luật bosman

Bất kỳ quy định hay bộ luật nào cũng có mặt lợi và hạn chế nhất định. Tất nhiên là bosman cũng không ngoại lệ.

1. Ưu điểm

Bosman
Bosman giúp cầu thủ đưa ra mức lương phù hợp với giá trị bản thân
  • Các cầu thủ là người được hưởng lợi nhiều nhất từ luật này. Theo đó, cầu thủ có quyền rời khỏi câu lạc bộ sau khi hết hạn hợp đồng mà không LCB sẽ không được khoản tiền nào từ phí chuyển nhượng.
  • Chấm dứt quy định chỉ được phép sử dụng 3 ngoại binh trong đội hình UEFA

2. Hạn chế

  • Quá trình huấn luyện cho các cầu thủ trẻ ngày càng kém.
  • Gia tăng khoảng cách giàu nghèo và trình độ giữa các câu lạc bộ.
  • Làm tăng vấn nạn buôn bán cầu thủ bất hợp pháp từ châu Phi, châu Á

IV. Bosman đã khiến làng túc cầu thế giới thay đổi như thế nào

Luật Bosman không chỉ cho phép cầu thủ được quyền tự do chuyển nhượng mà còn chuyển gia phần nào quyền lực tàu CLB sang cho cầu thủ. Điều này khác hẳn với trước khi Bosman ra đời, khi các cầu thủ không có quyền chấm dứt hợp đồng hay được phép rời CLB này để ký với CLB khác.
Bên cạnh đó, luật này cũng chấm dứt hệ thống hạn ngạch ngoại binh mà UEFA giao cho các CLB dự cúp châu Âu khiến họ chỉ có quyền sử dụng tối đa 3 cầu thủ ngoại binh trong đội hình thi đấu. Vì thế, nó đã tạo ra bước ngoặt lớn cho các đội bóng mà Man Utd là CLB được hưởng lợi có thể nhìn thấy rõ rệt nhất trong lịch sử.

Hệ quả là 1 năm trước khi luật này ra đời, HLV Alex Ferguson buộc phải chọn Gary Walsh là thủ môn thay cho Peter Schmeichel, vì thế mà đội bóng này đã bị thu 0-4 trước Barcelona. Sau khi luật bosman ra đời, 3 năm rưỡi sau, Aleex Ferguson đã sử dụng đội hình gồm 5 ngoại binh và kết quả là vô địch Champions League tại Barcelona.

Bosman
Bosman khiến bóng đá thế giới có những thay đổi tích cực
Bên cạnh đó, phán quyết này ra đời cũng giúp các cầu thủ có có hội đổi đời. Năm 1996, Edgar Davids chính là cầu thủ đầu tiên được hưởng lợi từ quy định bosman khi chuyển sang thi đấu cho AC Milan.
Phán quyết Bosman giúp các cầu thủ không còn bị đồng trong quá trình đàm phán hợp đồng. Họ có quyền thương lượng bản hợp đồng mới với các câu lạc bộ khác nếu bản hợp đồng hiện tại đã hết hạn. Nhờ đó mà họ tự đưa ra mức lương xứng đáng với giá trị của họ trên thị trường chuyển nhượng.

IV. Một số bản hợp đồng thành công nhờ Bosman

Hãy cùng điểm lại những vụ chuyển nhượng thành công trong lịch sử nhờ hưởng lợi từ quy định Bosman dưới đây:
  • Esteban Cambiasso từ CLB Real Madrid đến CLB Inter Milan vào năm 2004 và từ CLB Inter đến CLB Leicester vào năm 2014: Được biết, cầu thủ người Argentina đã mang về 10 danh hiệu quan trọng khi đến Italia, trước lúc trở thành người hùng của CLB Leicester.
  • Markus Babbel từ CLB Bayern Munich đến CLB Liverpool vào năm 2001: Ngay mùa đầu tiên, cầu thủ người Đức đã đảm nhận vai trò quan trọng trong việc giúp Liverpool lập cú đúp tại 3 giải đấu là FA Cup, UEFA Cup và League Cup.
Bosman
Nhiều cầu thủ được chơi tại CLB mà họ thích nhờ vào Bosman
  • Michael Ballack từ CLB Bayern Munich đến CLB Chelsea vào năm 2006: Cầu thủ người Đức đã có ngôi vô địch tại Premier League, cùng với 3 chiếc cúp tại FA Cup và 1 League Cup. Đồng thời tiền vệ người Đức còn giúp CLB này tới chung kết Champions League năm 2008 nhưng thua Man Utd.
  • Henrik Larsson từ CLB Celtic đến CLB Barcelona vào năm 2004: Cầu thủ người Thụy Điển tuy chỉ đá 2 mùa ở Tây Ban Nha, song đã kịp vô địch La Liga 2 lần, đoạt 1 Siêu cúp Tây Ban Nha và truyền cảm hứng cho CLB Barcelona thắng CLB Arsenal ở chung kết Champions League.
  • Roberto Baggio từ CLB AC Milan đến CLB Bologna năm 1997: cầu thủ huyền thoại người Ý đã ghi đến 22 bàn thắng cho Bologna để giúp CLB này đứng thứ 8 tại Serie A và kiếm cho bản thân một suất trong thành phần đội tuyển quốc gia Italia dự vòng chung kết World Cup năm 1998.
  • Robert Lewandowski từ CLB Borussia Dortmund đến CLB Bayern Munich vào năm 2014: Chẳng có gì tuyệt vời hơn khi được cầu thủ hay nhất từ đối thủ về khoác áo CLB mình mà chẳng tốn 1 xu. Quan trọng hơn là cầu thủ người Ba Lan đã ghi đến 47 bàn thắng chỉ trong 72 trận cho CLB mới.
Mong rằng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về luật Bosman cũng như lịch sử hình thành, ý nghĩa của bộ luật này. Nếu thấy bài viết hữu ích thì đừng quên theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để đón đọc nhiều thông tin mới nhất của bóng đá thế giới nhé.