Vaccine là gì? Tầm quan trọng của vaccine như thế nào?

Vaccine là gì
Kể từ khi ra đời, vaccine là vũ khí hữu hiệu giúp con người phòng chống được những dịch bệnh nguy hiểm. Chính vì thế mà ngày nay hoạt động tiêm chủng quốc gia được phổ cập và khuyến nghị tại nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới. Vậy nên hãy cùng healthsystemcrisisresponse.com tìm hiểu vaccine là gì, những điều cần biết về vaccine trong bài viết dưới đây nhé.

I. Vaccine là gì?

Vaccine
Vaccine giúp tăng hệ miễn dịch cho cơ thể
Trong y học, vaccine là chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ sinh vật, được dùng để tạo miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể đối với những tác nhân gây bệnh cụ thể.
Vaccine chứa các phiên bản suy yếu của virus (hay còn được gọi là kháng nguyên). Điều này chứng tỏ những kháng nguyên không thể tạo ra các dấu hiệu của bệnh nhưng chúng có khả năng kích thích hệ miễn dịch tạo ra những kháng thể. Các kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể chúng ta khi tiếp xúc với virus trong tương lai.
Có thể nói đây chính là thành tựu vĩ đại của nền y học thế giới. Kể từ khi ra đời, vaccine là vũ khí hữu hiệu để phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vì vậy, tác động của vaccine với sức khỏe con người là không thể diễn tả hết được.

II. Người tìm ra vaccine là ai?

Vaccine
Vaccine được nghiên cứu đầu tiên vào năm 1796
Bằng chứng của việc tiêm chủng có từ nhiều trăm năm trước khi các nhà sư Ấn Độ đã uống nọc rắn để tạo ra sự miễn dịch cho cơ thể không bị chết sau khi bị rắn cắn và tại Trung Quốc đã bôi dịch mụn trên da của người bệnh đậu mùa để miễn dịch chống lại bệnh này.
Người tìm ra nguyên lý sử dụng vaccine là gì đầu tiên chính là bác sĩ người Anh tên Edward Jenner. Năm 1796, sau khi vị bác sĩ này tiêm cho bé trai 13 tuổi vảy virus đậu bò với mục đích là phòng bệnh đậu mùa. Đến năm 1798, vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa đầu tiên đã được phát triển.
Qua thế kỷ XVII và XIX với việc triển khai thực hiện công tác tiêm chủng phòng đậu mùa trên nhiều quốc gia nên đến năm 1979 căn bệnh này đã được thanh toán trên toàn thế giới.
Kế thừa nền tảng khoa học mà bác sĩ Edward Jenner để lại từ cuối thế kỷ 18 và 19, Louis Pasteur, người Pháp đã kế thừa và phát minh ra nhiều loại vaccine như phòng bệnh tả, phòng bệnh than, bệnh dịch hạch, bệnh lao…

III. Một số điều cần biết về vaccine

Để hiểu rõ hơn về vaccine là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về những tác dụng, phân loại, đối tượng nên tiêm vaccine dưới đây.

1. Tác dụng của vaccine

Vaccine
Tiêm vaccine giúp dịch bệnh không có nguy cơ lây nhiễm
Tác dụng đầu tiên của vaccine chính là nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Sau khi tiêm chủng, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tự động nhận diện vaccine chính là vật lạ nên sẽ tiêu diệt và ghi nhớ chúng, từ đó tạo hệ miễn dịch. Về sau, khi tác nhân gây bệnh thật xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công các tác nhân gây bệnh nhanh chóng và giúp cơ thể chống lại căn bệnh đó.
Nhờ có vaccine mà hàng triệu trẻ em trên thế giới không bị chết do những bệnh truyền nhiễm. Người được tiêm chủng sẽ không bị mắc bệnh hay di chứng do bệnh đó gây ra.
Khi hoạt động tiêm chủng vaccine thực hiện tốt, mọi người đều được chủng ngừa căn bệnh nào đó, đôi khi bệnh đó có thể biết mất khỏi cộng đồng và chương trình tiêm chủng vaccine sẽ được dừng lại, như bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, một số bệnh như bệnh sởi nếu dừng tiêm chủng thì bệnh sẽ bùng phát nhanh chóng.

2. Phân loại vaccine

Trước đây vaccine được chia thành 3 loại chính là: vaccine giải độc tố, vaccine sống giảm độc lực, vaccine chết. Hiện nay với sự tiến bộ của công nghệ sinh học, nền y học thế giới có thêm 2 loại vaccine nữa là vaccine chiết tách và vaccine tái tổ hợp. Cụ thể như sau:
  • Vaccine giải độc tố: đây là loại vaccine được sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn bằng cách làm mất độc tính của bệnh nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên trong vắc-xin. Theo đó, khi hệ miễn dịch tiếp nhận vaccine giải độc tố, chúng sẽ học cách chống lại độc tố tự nhiên, qua đó hệ miễn dịch sẽ sản xuất các kháng thể trung hòa độc tố. Như vaccine uốn ván, vaccine bạch hầu…
  • Vaccine chết: loại vaccine này được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh đã chết. Những vaccine này được đánh giá là an toàn và ổn định hơn vaccine sống, bởi các vi sinh gây bệnh đã chết không thể đột biến trở lại. Những kháng nguyên chủ yếu kích thích đáp ứng hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên vaccine bất hoạt đáp ứng hệ miễn dịch yếu hơn so với vaccine sống nên được tiêm nhắc lại nhiều lần.
Vaccine
Theo từng cơ chế sẽ có các loại vaccine khác nhau
  • Vaccine sống giảm độc lực: được sản xuất từ vi sinh gây bệnh hoặc vi sinh vật giống với những vi sinh gây bệnh nhưng đã được giảm độc lực nên không có khả năng gây bệnh. Loại vaccine này đáp ứng với nhiễm trùng tự nhiên nên tạo ra miễn dịch và kháng thể mạnh.
  • Vaccine tách chiết: đây là loại vaccine kháng nguyên được tách chiết từ vi sinh vật.
  • Vaccine tái tổ hợp: loại vaccine này được gen mã hóa cho kháng nguyên vi sinh vật cần thiết để tách và tái tổ hợp vào E.coli hoặc những dòng tế bào thích hợp.

3. Đối tượng tiêm vaccine

Vaccine
Trẻ em là đối tượng nên được tiêm phòng
  • Đối tượng nên tiêm vaccine là gì, đó là những người có nguy cơ cao nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà cơ thể chưa miễn dịch.
  • Đối với người lớn, nên ưu tiên tiêm vaccine cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao.
  • Khuyến khích tiêm chủng vaccine rộng rãi cho hầu hết các trẻ em. Bởi đây là thế hệ góp phần quan trọng cho việc phát triển nguồn nhân lực của mỗi vùng lãnh thổ, quốc gia.

4. Đối tượng không được tiêm vaccine

Những người đang sốt cao hay có biểu hiện dị ứng với thuốc không nên tiêm vaccine. Trong đó, các loại vaccine giảm độc lực không được tiêm cho những đối tượng thiếu hụt miễn dịch hoặc người đang dùng thuốc đàn áp miễn dịch, những người mắc bệnh ác tính hay phụ nữ đang có thai.

IV. Một số phản ứng phụ do tiêm vaccine

Vaccine
Tiêm vắc xin có thể gây ra một số phản ứng phụ
Về nguyên tắc, vaccine phải đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe con người mới được sản xuất. Thế nhưng trên thực tế, vaccine không thể đạt được mức độ an toàn tuyệt đối. Vì thế, vaccine có thể gây ra một số phản ứng phụ sau khi tiêm như:
  • Phản ứng tại chỗ: đây là phản ứng nhẹ thường gặp sau khi tiêm như mẩn đồ, nổi cục nhỏ… Những phản ứng này sẽ nhanh chóng mất đi sau vài ngày mà không cần can thiệp gì. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô trùng thì tại nơi tiêm có thể bị viêm nhiễm, làm mủ.
  • Phản ứng toàn thân: trong các phản ứng toàn thân thì sốt là hiện tượng hay gặp hơn cả. Phản ứng này thường hết nhánh au một vài ngày tiêm. Bên cạnh đó, co giật cũng là phản toàn thân có thể gặp sau khi tiêm, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp và không để lại di chứng gì.
Trên đây là những vấn đề liên quan giúp bạn giải đáp thắc mắc vaccine là gì cũng như những tác dụng mà chúng mang lại đối với sức khỏe con người. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích và chủ động đi tiêm phòng vaccine để bảo vệ bản thân tốt hơn.